BỆNH TRĨ CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?


Trĩ là căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải rất cao, không phân biệt ngành nghề, tuổi tác, giới tính. Nhiều thai phụ trong thời kỳ mang bầu mắc phải căn bệnh này, tuy đã điều trị nhưng vẫn luôn có thắc mắc rằng “bệnh trĩ có di truyền không?”.
Câu hỏi tư vấn

Tôi năm nay 26 tuổi, mới sinh em bé được 5 tháng, trong quá trình mang thai tôi có bị bệnh trĩ nhẹ, do phát hiện sớm và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y nên bệnh đã khỏi. Gần đây bé nhà tôi đi đại tiện vón cục, quấy khóc…tôi đang rất lo lắng, không biết bệnh trĩ có di truyền không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sỹ và quý độc giả. Tôi xin cảm ơn! (Ngọc Lan – Hải Phòng).




Bệnh trĩ có tính di truyền không?
Trả lời
1.      Trả lời câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?
Trĩ là bệnh hậu môn - trực tràng phổ biến, nguy hiểm và khó điều trị nhất. nguyên nhân chủ yếu hình thành bệnh là táo bón do chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
Bệnh trĩ không có tính di truyền, trừ khi người mắc bệnh trĩ do biến chứng của bệnh mất van tĩnh mạch. Trĩ chỉ là một trong những biến chứng của bệnh mất van tĩnh mạch, cùng với các biến chứng khác như giãn tĩnh mạch tứ chi và các cơ quan lục phũ ngũ tạng khác trong cơ thể.
Người thân (con cái) trong gia đình có thể mắc bệnh trĩ giống bố, mẹ làm nhiều người trả lời “có” khi được hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?”. Thực chất do cùng sinh hoạt nên những thành thành viên trong gia đình có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, môi trường sống khá giống nhau nên rất dễ bị trĩ giống nhau.
Theo như mô tả về về tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi của bé nhà bạn thì rất có thể bé đang bị táo bón, nguy cơ mắc trĩ cao. Con bạn bị táo bón có thể là do bú không đủ lượng sữa hoặc do sử dụng sữa ngoài không khoa học; đồng thời hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên cũng rất dễ mắc phải bệnh trĩ trẻ em.
2.      Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh trĩ cho bé 

Có nhiều cách để phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón – nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu một số cách tiêu biểu dưới đây:

·      Cho bé uống đầy đủ lượng sữa mẹ cần thiết. Các mẹ chú ý nên điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân để đủ sữa cho bé và hạn chế tình trạng táo bón – vì sữa là thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Mẹ bé nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, những thức ăn giúp nhuận tràng như mùng tơi, khoai lang,…hạn chế đồ ăn cay nóng.



Cho bé uống đủ sữa mẹ để phòng bệnh trĩ
·      Dù biết câu trả lời là ‘không” với câu hỏi “bệnh trĩ có di truyền không?’. Bé vẫn có nguy cơ mắc trĩ rất cao nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vậy nên các mẹ hãy thường xuyên mát xa bụng cho bé, như vậy bé sẽ dễ đi đại tiện hơn. Nên xoa bụng cho bé từ 10 – 15 phút mỗi lần và không xoa lúc bé vừa ăn no.
·      Di chuyển chân cho bé để kích thích, hỗ trợ bé đi đại tiện dễ dàng. Cách thực hiện: cho bé nằm ngửa, cầm 2 chân bé di chuyển như động tác đi xe đạp. Thực hiện sau khi cho bé ăn 10 – 15 phút sau khi ăn 30 phút.
·      Để giúp phân di chuyển dễ dàng hơn mẹ nên cho bé tắm với nước ấm, đồng thời xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng cho bé.
·      Cho bé uống thêm nước, nhất là trong thời tiết khô hanh, nóng bức. Cung cấp đủ nước đầy đủ cho bé sẽ giúp phân mềm và ít bị táo bón hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trĩ có di truyền không? cùng cách phòng ngừa bệnh cho bé. Các mẹ yên tâm là bệnh trĩ không di truyền, nhưng phải sinh hoạt điều độ, khoa học cho cả mẹ lẫn bé để không bị trĩ “hỏi thăm”.

Đọc thêm
  1. BỆNH TRĨ CÓ THỂ DI TRUYỀN HAY KHÔNG?
  2. BỆNH TRĨ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?
  3. KHÔNG LÀM GÌ CŨNG TRĨ? BẠN NÊN BIẾT NGUYÊN NHÂN BỆNH TRĨ



0 nhận xét:

Đăng nhận xét