PHỤ NỮ MANG THAI CÓ NÊN PHẪU THUẬT CẮT BÚI TRĨ KHÔNG?


Chào bác sĩ! Em mắc bệnh trĩ đã lâu nhưng chưa đi chữa trị triệt để, hiện giờ đang mang thai. Do có thai nên bệnh trĩ của em nặng thêm khiến em đau đớn vô cùng. Nhưng em cũng lo lắng nếu dùng các loại thuốc chữa bệnh trĩ liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mà em bị nặng như vậy, liệu em có nên đi cắt trĩ lúc đang mang thai không? Nếu không cắt trĩ được thì em cần làm sao? Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Chào bạn! Phụ nữ mang thai do những đặc điểm về cơ thể sinh lí cũng như sự thay đổi trong chế độ ăn uống, làm việc dẫn đến hình thành bệnh trĩ, và nếu đã mắc trĩ trước trước đó thì bệnh sẽ càng nặng hơn. Có khá nhiều bệnh nhân cũng có mối quan tâm như của bạn vì chữa bệnh trong giai đoạn này nếu không cẩn thận thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, bạn cần phải có chế độ chăm sóc tốt mới có thể sống chung được với bệnh trĩ.

Khi mang thai không nên phẫu thuật cắt búi trĩ

Việc phẫu thuật cắt búi trĩ hay điều trị trĩ khi đang có thai là điều hoàn toàn không nên làm. Bởi khi điều trị không những thuốc sử dụng mà những dụng cụ cắt bỏ trĩ cũng gây ảnh hưởng đến vùng chậu, sức khỏe của bạn và đương nhiên sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng một phần nhất định nào đấy.

Không chỉ vậy, việc phẫu thuật còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, khiến thai nhi bị ảnh hưởng , thậm chí có thể dẫn đến xảy thai.
Bởi vậy, các bạn sĩ chuyên khoa cũng đưa ra lời khuyên bạn không nên điều trị trĩ trong giai đoạn này mà nên sử dụng những biện pháp giảm đau và sinh hoạt lành mạnh để có thể sống chung có trĩ đến khi sinh và điều trị sau ấy.


Vận động nhẹ nhàng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai
Với những lý do trên, bạn hoàn toàn không nên tự ý điều trị bệnh trĩ khi đang mang thai mà chưa có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên lựa chọn sử dụng những biện pháp giảm đau và chế độ sinh hoạt lành mạnh như:

– Ngâm hậu môn với nước ấm: Ngâm nước ấm trong bồn tắm khoảng 30 phút hay lâu hơn cho đến khi bạn cảm thấy triệu chứng đau tạm ổn. Hoặc bạn có thể xông hơi nóng cũng được. Bạn có thể áp dụng biện pháp này hàng ngày, kết hợp với khi tắm để mang lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ tốt nhất.

– Chườm đá lạnh: Bạn cho đá lạnh vào túi rồi chườm vào vùng hậu môn để giảm đau.
– Vận động nhẹ nhàng: Ngồi lâu sẽ làm máu tụ lại và búi trĩ càng phát triển thành căng tức hơn. Vì vậy, bạn nên vận động và di chuyển nhẹ nhàng một chút sẽ tốt hơn. Việc vận động nhẹ nhàng không chỉ giúp điều trị bệnh trĩ mà còn có thể giúp hỗ trợ việc sinh bé dễ dàng hơn.
– Ăn nhiều các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất xơ, có tính nhuận tràng tốt cho đại tiện giúp búi trĩ không bị căng tức và giảm đau cho bạn. Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng như: rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang...
– Uống nhiều nước để giúp giảm đau. Nước còn có tác dụng giúp làm mềm phân, từ đó giúp hạn chế táo bón - nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu hiện nay.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn không nên tự ý phẫu thuật cắt búi trĩ hay sử dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Đọc thêm

PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT BỆNH TRĨ PHỔ BIÊN NHẤT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét