BỆNH TRĨ GÂY CHẢY MÁU PHẢI LÀM SAO?


Nhiều người gặp phải tình trạng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi. Đặc biệt, đối với những ai bị bệnh trĩ hỗn hợp, tình trạng bệnh trĩ chảy máu nhiều còn có thể dẫn đến thiếu máu. Vậy nếu bệnh trĩ gây chảy máu thì phải làm sao? có những cách nào điều trị?


 Bệnh trĩ gây chảy máu, thiếu máu phải làm sao?

Nhận biết hiện tượng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi

Bệnh trĩ gây chảy máu là dấu hiệu thường gặp ngay ở những giai đoạn đầu đối với những người bị bệnh trĩ. Nếu mới chớm bị bệnh thì bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi thường rất kín đáo. Phần lớn mọi người chỉ tình cờ phát hiện thấy có giọt máu lẫn trong phân hoặc máu thấm và dính trên giấy vệ sinh sau mỗi khi đi cầu.

Nếu người bệnh chủ qua bỏ qua triệu chứng đặc biệt này, bệnh trĩ đại tiện ra máu có thể tiến triền đến những giai đoạn nặng hơn về sau. Người bị bệnh trĩ nặng sẽ thấy hiện tượng máu chảy nhiều hơn, chảy thành từng giọt hoặc chảy thành tia. Ngoài ra, mỗi lần người bệnh đi cầu hoặc đi lại nhiều thì búi trĩ thò ra, bị cọ sát lại gây chảy máu.



 Nhận biết hiện tượng bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi

Thậm chí, mỗi khi người bệnh phải đi cầu hoặc cần phải đi lại nhiều thì hiện tượng chảy máu bệnh trĩ trở nên thường gặp hơn. Người bệnh có thể gặp phải rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, hoạt động hàng ngày. Bởi lúc này các búi trĩ đã bị thò ra bên ngoài mà không thể nào tự thụt vào trong được nữa nên chúng dễ dàng bị cọ xát, gây chảy máu.

Có những trường hợp máu chảy ra từ búi trĩ rồi đông lại ngay trong lòng trực tràng khiến người bệnh gặp phải hiện tượng đi ngoài ra nhiều máu cục.

Làm thế nào chấm dứt bệnh trĩ gây chảy máu?
Muốn không để bệnh trĩ gây chảy máu, người bị bệnh trĩ ngay khi gặp phải những dấu hiệu đầu tiên cần có biện pháp phòng tránh và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây chảy máu hậu môn. Trong đó, có thể tham khảo một số gợi ý sau:

– Ăn đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm có lợi giúp điều trị bệnh trĩ: Người bị bệnh trĩ nên tự thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ kết hợp với uống nhiều nước cũng như tránh ăn đồ cay nóng,… để tránh gây ra táo bón và suy mạch.



Chất xơ có lợi cho tiêu hóa phòng tránh bệnh trĩ
– Vận động điều độ mỗi ngày: Vận động cơ thể mỗi ngày khoảng 30 phút với các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội,... Tránh đứng nhiều hoặc ngồi lâu hoặc ngồi xổm,…
– Đại tiện vào một khung giờ nhất định.
– Giữ vệ sinh khu vực hậu môn, nhất là công tác vệ sinh sau khi đại tiện.

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh bệnh trĩ cũng như giảm thiểu nguy cơ bệnh trĩ gây chảy máu, ngay khi thấy các dấu hiệu liên quan đến bệnh trĩ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám bệnh trĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Các kết quả từ việc thăm khám giúp bạn sớm phát hiện bệnh, hạn chế nguy cơ kéo dài khiến bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét