TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI CÓ KHÁC NHAU KHÔNG?


Chào bác sĩ, tôi năm nay 38 tuổi, khoảng 3 tháng gần đây tôi thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu của bệnh trĩ như: táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn... Tôi nghi ngờ mình bị trĩ nhưng chưa dám đi khám ở đâu vì bệnh khá nhạy cảm. Tôi có nghe nói trĩ có hai loại trĩ nội, trĩ ngoại mà không biết chúng khác nhau hay không? Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? Biểu hiện của tôi là trĩ nội hay trĩ ngoại vậy? Tôi cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn, như chúng ta đã biết, bệnh trĩ có hai loại chính là bệnh trĩ nội bệnh trĩ ngoại, cũng có trường hợp mắc cùng lúc cả hai dạng trên thì được xếp vào bệnh trĩ hỗn hợp. Mỗi dạng bệnh trĩ khác nhau sẽ có những đặc điểm, tính chất cũng như phương pháp điều trị bệnh trĩ chuyên biệt.





Trĩ nội và trĩ ngoại là gì?

Niêm mạc ống hậu môn được chia thành hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược.Vùng niêm mạc nằm trên đường này thì không có thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.
Nếu những xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng lớn, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Trường hợp các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.
Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào?

Vị trí hình thành trĩ nội và trĩ ngoại

- Trĩ nội: Được hình thành bên trong ống hậu môn, trên bề mặt lớp niêm mạc.
- Trĩ ngoại: Được hình thành bên ngoài ống hậu môn, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng.
Đặc điểm
- Trĩ nội: Không có thần kinh cảm giác nên không bị đau.
- Trĩ ngoại: Có thần kinh cảm giác nên đau hơn trĩ nội.
Tiến trình phát triển
- Trĩ nội: 
Độ 1: Búi trĩ hình thành trong ống hậu môn.
Độ 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài và tự co lên được .
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để nhét vào.
Độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài, dùng tay cũng không nhét vào được.
- Trĩ ngoại:
Độ 1: Búi trĩ hình thành ngay bên ngoài lỗ hậu môn.
Độ 2: Các búi trĩ phát triển ngày càng lớn kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo.
Độ 3: Những búi trĩ bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch, chảy máu.
Độ 4: Gây ra các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
- Trĩ nội: Ban đầu, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu, đại tiện vô cùng khó khăn, càng về sau càng chảy máu nhiều và kèm theo các hiện tượng sa, nghẹt búi trĩ, viêm vùng da quanh hậu môn,…
- Trĩ ngoại: Những búi tĩnh mạch ngoằn ngoằn nghèo, nhiều nếp gấp nằm bên ngoài hậu môn gây tắc mạch, nhiễm trùng kèm theo tình trạng chảy máu đại tiện và cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu.

Đối với mỗi loại trĩ sẽ có những cách điều trị riêng. Do đó, các bác sĩ và bệnh nhân cần phân biệt rõ trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, hình ảnh trĩ nội - trĩ ngoại cụ thể cũng như nguyên nhân gây bệnh trĩ để tìm cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất và phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh nhằm giúp ngăn chặn bệnh chuyển biến phức tạp hơn.


Đọc thêm





0 nhận xét:

Đăng nhận xét