Chào
bác sĩ, tôi là dân văn phòng nên hay phải ngồi nhiều. Khoảng một năm nay tôi có
dấu hiệu đi vệ sinh rất khó khăn, thường xuyên ra máu, ở hậu môn xuất hiện các
cục thịt nhỏ rất đau rát. Tôi nghĩ mình bị trĩ nên đi khám thì bác sĩ chuẩn
đoán tôi bị bệnh trĩ vòng. Tôi băn khoăn quá vì chỉ nghe trĩ nội, trĩ ngoại chứ
chưa bao giờ nghe trĩ vòng. Vậy, bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi không ạ? Tôi cảm
ơn!
Chào bạn, trĩ vòng là dạng ít gặp hơn so với bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại tuy nhiên không phải không xảy ra. Do đó, bạn cũng cần biết qua vài đặc điểm về bệnh trĩ vòng để hiểu hơn về căn bệnh của mình!
Bệnh trĩ vòng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng
hơn trĩ nội và trĩ ngoại
Thời điểm mới xuất hiện, trĩ vòng cũng được xem là bệnh trĩ ngoại nhưng trong giai đoạn phát triển thì những búi trĩ ngoại lớn lên và dần dần hợp nhất liên kết tạo nên vòng tròn trĩ ở dưới hậu môn, và giữa chúng vẫn có những ngấn nông hay sâu. Các dấu hiệu của bệnh trĩ là đau rát hậu môn, ngứa chảy máu, sưng phồng hậu môn. Bệnh được xác định là nặng hơn trĩ ngoại và việc điều trị bệnh trĩ vòng chủ yếu là bằng phương pháp phẫu thuật mới có thể loại bỏ được hoàn toàn búi trĩ. .
Bệnh trĩ vòng xuất hiện khi nào?
Như đã đề cập
qua ở trên, bệnh trĩ vòng xuất hiện chủ yếu là do trĩ ngoại hình thành tác
động lên, tuy nhiên bạn cũng phải tìm hiểu thêm một số tác nhân nguy cơ hình
thành bệnh như:
- Táo bón nặng
kéo dài hoặc chứng kiết lị, tiêu chảy, táo bón xen kẽ lẫn nhau.
- Ít vận động,
thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ làm cho bệnh trĩ vòng nghiêm trọng hơn.
- Khi phụ nữ mang
thai và sinh con cũng làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch thành hậu môn, tăng
nguy cơ mắc bệnh.
- Bị viêm nhiễm
hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
- Những trường hợp
hoạt động nặng như: khuân vác, vận chuyển...
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ vòng
Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp điều trị
bệnh trĩ vòng
Thay
đổi chế độ ăn uống
- Bệnh nhân mắc
trĩ vòng cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều
chất xơ hơn trong mỗi bữa ăn như: các loại rau xanh, hoa quả tươi, khoai tây,
ngũ cốc nguyên hạt...
- Uống đủ nước (ít
nhất 1,5 - 2lit/ngày).
- Hạn chế các loại
đồ ăn cay, nóng như: ớt, tiêu, hành, tỏi....
- Hạn chế những
đồ ăn có thể gây ra tình trạng táo bón như là: ổi, mận,...
- Tuyệt đối hạn
chế sử dụng những chất kích thích: rượu, bia, cà phê...
Điều
chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi
- Hạn chế ngồi hay
đứng quá lâu một chỗ.
- Hạn chế làm việc
quá nặng, những động tác khiến tăng áp lực cho hậu môn.
- Tránh đi đại tiện quá lâu (ngồi quá lâu trên bồn cầu). Cách tốt nhất bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ trong ngày, nên đi đại tiện mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu hiện nay.
- Tập luyện những
môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng đều đặn và thường xuyên như: yoga, đạp xe, đi bộ,
tập dưỡng sinh...
- Chữa các bệnh
lý liên quan khiến rối loạn hệ tiêu hóa và thải phân, những bệnh lý liên quan tới
hậu môn.
- Vệ sinh vùng hậu
môn sạch sẽ. Bạn nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh, tránh
sử dụng các loại giấy cứng có thể khiến ma sát gây đau rát hậu môn.
Bệnh trĩ vòng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tắc hậu môn cực kỳ
nguy hiểm. Bởi thế, ngay từ khi phát hiện các biểu hiện của bệnh trĩ, bạn
cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh từ sớm, hạn chế những ảnh
hưởng của bệnh tới sức khỏe.
Đọc thêm
- BỆNH TRĨ PHỔ BIẾN NÊN KHÔNG NGUY HIỂM?
- MÁCH BẠN ĐIỀU TRỊ TRĨ NGOẠI HIỆU QUẢ
- BỆNH TRĨ ĐI NGOÀI RA MÁU TƯƠI PHẢI LÀM SAO?
- BỆNH TRĨ VÀ CÁC CẤP ĐỘ CỦA BỆNH TRĨ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét