BỆNH TRĨ CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?


Chào bác sĩ, cháu năm nay 26 tuổi, cháu bị bệnh trĩ gần một năm, nhưng vì ngại đi khám nên tình trạng bệnh của cháu ngày càng nặng. Giờ mỗi lần cháu đi đại tiện,búi trĩ bị sa ra bên ngoài và buộc phải dùng tay ấn thì mới vào trong được, hậu môn khi nào cũng trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu. Cháu rất lo lắng vì nghe nói bệnh trĩ là bệnh mãn tính khó chữa. Cháu muốn hỏi bác sĩ, không biết bệnh trĩ có chữa khởi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chào bạn, đầu tiên chúng tôi xin khẳng định rằng, bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa được nếu biết cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người bị trĩ thường rất e ngại không muốn đi khám chữa, chính sự tự ti, e ngại này là nguyên nhân làm bệnh nặng hơn và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Bệnh trĩ là gì và có những loại bệnh trĩ nào?

Bạn biết đó, bệnh trĩ là hiện tượng giãn quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn/trực tràng. Đây là bệnh lý có thể gặp ở nhiều người không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người làm các công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu.

Bệnh trĩ có hai loại chính là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại. Ngoài ra, có một số trường hợp bị cả hai loại này được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp.




Bệnh trĩ nội
Khi bị trĩ nội, bệnh nhân sẽ có biểu hiện như: các tĩnh mạch ở trên đường lược phình to ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ mềm, có màu đỏ, dễ chảy máu. Vì vậy, khi đi đại tiện, người bệnh sẽ bị đau, ra máu, sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ ở bên ngoài... Dựa vào biểu hiện trĩ nội, các chuyên gia chia bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ:

- Cấp độ 1: Triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu (có thể có một chút máu dính vào phân hoặc máu chảy thành tia).
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài khi đại tiện nhưng sau đấy lại tự tụt vào trong.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài lúc đại tiện nhưng phải dùng tay ấn hoặc đẩy mới tụt vào trong được.
- Cấp độ 4: Búi trĩ ngoằn nghèo luôn luôn sa ra ngoài, dù dùng tay hay bất kì dụng cụ gì đẩy cũng không vào trong được. Vì thế, búi trĩ có thể thể bị thắt nghẹt, dẫn tới hoại tử.


Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các tĩnh mạch ở phía dưới đường lược phình lớn tạo thành búi trĩ, trông như mẩu da thừa lồi ra ở hậu môn, màu tím đỏ như cục máu đông, gây ẩm ướt, khó chịu, đau đớn vùng hậu môn mỗi lúc ngồi hoặc vận động. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trĩ ngoại cũng được chia ra thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: Búi trĩ lòi ra ở hậu môn.
- Cấp độ 2: Bề mặt búi trĩ lòi ra ở hậu môn hiện rõ những tĩnh mạch ngoằn nghèo, có tầng lớp.
- Cấp độ 3: Búi trĩ bị tắc, đau, chảy máu khi đại tiện hoặc va chạm nhẹ.
- Cấp độ 4: Búi trĩ bị đau, viêm nhiễm, sưng lớn, ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu.
Dựa vào các dấu hiệu của bệnh trĩ và các mô tả của bạn, có thể thấy bạn đang bị trĩ nội ở cấp độ 3. Theo những chuyên gia, bệnh nhân bị trĩ nội ở cấp độ 3 có thể tạo thành bệnh trĩ hỗn hợp (vừa bị trĩ nội, vừa bị trĩ ngoại). Bởi thế, bạn buộc phải bỏ qua tâm lý e ngại, đến ngay những cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín để khám và được bác sĩ điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ có chữa khỏi được không?
Tóm lại, bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa được, tuy nhiên, để chữa khỏi hẳn bệnh trĩ, người mắc bệnh cần lưu ý:
- Chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt: lúc có bất kì triệu chứng của bệnh trĩ (đặc biệt là đi ngoài ra máu tươi), người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để giảm thiểu chi phí và thời gian điều trị. Tuy nhiên, nên lựa chọn những phòng khám uy tín có những bác sĩ chuyên khoa sâu để được điều trị nhanh chóng, triệt để.
- Trong quá trình điều trị, nếu những triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm hoặc không còn xuất hiện, bệnh nhân cũng không được chủ quan dừng điều trị. Bởi bệnh trĩ rất dễ tái phát nếu không có biện pháp điều trị bệnh trĩ triệt để. Cần loại bỏ hết các triệu chứng của trĩ như: đại tiện ra máu, đau, ngứa, rát, sa búi trĩ... thì mới khỏi được bệnh.
- Tạo cho mình thói quen sinh hoạt hợp lý, không đứng hoặc ngồi quá lâu, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, chất xơ để giảm thiểu bị táo bón...

Hi vọng với những thông tin này bạn sẽ không còn lo lắng bệnh trĩ có chữa khỏi được không. Chúng tôi xin khẳng định lại, bệnh trĩ tuy khó điều trị, song nếu có biện pháp phù hợp thì hoàn toàn loại bỏ căn bệnh này.


Đọc thêm




0 nhận xét:

Đăng nhận xét